6789betting bấm vào để nhập

6789betting - HaTinh University

 hinh anh hinh nen quyen sach dep nhat 12

 Thông tin đào tạo

  2023 tuyensinh

   Tuyển sinh 2023

  

    

 

 

Vấn đề tự học tự bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cho lưu học sinh Lào

Bằng cái nhìn của người trong cuộc, cán bộ giảng viên thực sự vui mừng, chứng kiến sự trưởng thành của Trường Đại học Hà Tĩnh. Trải qua nhiều khó khăn, đến nay, quy mô đào tạo của Trường không ngừng được củng cố, cơ cấu ngành nghề đào tạo khá phong phú và tương đối hài hoà; đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ngày càng phát triển cả về lượng và chất; hoạt động nghiên cứu khoa học; chất lượng đào tạo ngày càng có hiệu quả sâu rộng. Trong sự phát triển toàn diện đó, vấn đề tự học tự bồi dưỡng của cán bộ giảng viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là đào tạo Lưu học sinh (LHS) cho nước bạn Lào ngày càng được chú trọng.

Ngày nay, lượng tri thức rất phong phú, nhu cầu nhận thức của con người là vô cùng, nhưng đời sống của một cá nhân lại bị giới hạn bởi thời gian và không gian. Hơn nữa, chúng ta đang sống trong thời kỳ của sự bùng nổ thông tin và khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ hơn lúc nào. Xuất phát từ nhu cầu của xã hội và yêu cầu của đào tạo trong nhà trường, đòi hỏi con người, đặc biệt là giảng viên đại học luôn thường trực ý thức rằng sự học là suốt đời. Nếu chủ trương xã hội hoá giáo dục là nhìn từ góc độ không gian thì xác lập quan niệm sự học là suốt đời là nhìn từ góc độ thời gian. Chúng ta càng thấm thía hơn ý kiến của Herrert Spencer. "Trong việc giáo dục, vị trí rộng lớn nhất cho quá trình tự bồi dưỡng… chỉ có qua con đường tự học, loài người mới có thể phát triển mạnh mẽ lên được." Rõ ràng, muốn nâng cao chất lượng đào tạo, hơn ai hết giáo viên phải nâng cao nhận thức, không ngừng học hỏi, rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm.

 Những năm qua, Khoa Sư phạm Xã hội – Nhân văn (SPXH-NV)thực hiện nhiệm vụ đào tạo tiếng Việt cho LHS Lào với số lượng năm sau đông hơn năm học trước, đảm nhận số lượng giờ dạy rất nhiều. Với nhận thức sâu sắc về việc hợp tác đào tạo với nước bạn Lào như là một trong những nhiệm vụ chính trị đặc biệt của nhà trường. Các cán bộ giáo viên đã  ý thức được vinh dự cũng như trách nhiệm lớn lao của nghề dạy học; luôn mang trong mình sự tâm huyết với nghề nghiệp; trong công việc hàng ngày, từ giảng dạy đến học tập, nghiên cứu khoa học, mỗi cán bộ giảng viên luôn mong mỏi được đóng góp công sức, trí tuệ để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo LHS Lào.

Không chỉ đáp ứng thời gian đứng lớp theo kế hoạch đào tạo, việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, bản thân họ luôn chú trọng việc nâng cao chất lượng giảng day, hiệu quả công tác, nhờ vậy cùng với tập thể sư phạm nhà trường, các giảng viên Khoa SPXH-NV đã từng bước xây dựng “thương hiệu” về đào tạo LHS Lào; tạo được niềm tin của LHS cũng như các cấp lãnh đạo, nhân dân nước bạn Lào, tin tưởng, gửi con em mình sang đào tạo ngày một nhiều hơn.

Trong hoạt động tự học tự bồì dưỡng, các cán bộ giảng viên luôn xây dựng kế hoạch cụ thể, kết hợp trước mắt và lâu dài. Vấn đề lâu dài ở đây tức là biết mở rộng vùng chuyên môn của mình. Đối với bất kỳ chuyên môn nào thì việc mở rộng phạm vi quan tâm, mở rộng sự hiểu biết cũng đều là việc làm cần thiết. Mở rộng diện là để đào sâu điểm. Chẳng hạn, giảng viên Khoa SPXH - NV quan tâm tìm hiểu văn hóa, phong tục tập quán, ngôn ngữ nước bạn Lào là để vận dụng vào quản lí, giảng dạy, giao tiếp tốt hơn trong quá trình đào tạo Tiếng Việt cho LHS Lào .v.v. 

Nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ đào tạo tiếng Việt cho LHS Lào, các giảng viên không ngừng học hỏi, tìm hiểu nghiên cứu tập trung  thực hiện  các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo như đăng ký viết đề cương giáo án; tham gia biên soạn giáo trình, các đề tài NCKH gắn với nhiệm vụ chính trị được giao. Từ năm 2010 đến nay các giảng viên đã biên soạn hoàn chỉnh Bộ Đề cương BG dùng giảng dạy cho LHS Lào. Hàng năm, Khoa đã rút kinh nghiệm đào tạo tiếng Việt từ những năm trước, tiếp tục đổi mới PP dạy học, điều chỉnh nội dung chương trình, giáo án để phù hợp với từng đối tượng.

Song song với việc giảng dạy chính khóa, tập thể Khoa, đã luôn tìm hiểu, khảo sát, lấy ý kiến từ học sinh, để làm tốt công tác tham mưu, phối hợp tổ chức thành công các hoạt động ngoại khóa, giáo dục ngoài giờ lên lớp, nhằm mở rộng kiến thức thực tiễn cho LHS Lào. Bên cạnh học thêm những tri thức khoa học chuyên ngành, giáo viên cần có ý thức quan tâm, mở rộng tầm hiểu biết về kiến thức văn hoá xã hội, văn hoá ứng xử để giảng dạy chuyên ngành. Xã hội càng phát triển, phạm vi giao tiếp, quan hệ xã hội càng được mở rộng theo hướng phức tạp và đa chiều thì những tri thức về văn hoá xã hội lại càng phải được cập nhật một cách thường xuyên. Bên cạnh đó, cán bộ giảng viên luôn có ý thức chuẩn bị và tạo tiềm lực về tri thức khoa học, tri thức văn hoá xã hội, trình độ ngoại ngữ, tin học để khi điều kiện cho phép có thể theo học để nâng cao trình độ.

Qua thực tiễn đã thấy rằng, cho dù được thúc đẩy, được tạo mọi điều kiện thuận lợi để học hỏi, nhưng nếu mỗi người trong chúng ta không có ý thức tự học -tự bồi dưỡng sẽ khó có thể nâng cao chất lượng đào tạo.

Các tin khác